Ghi nhận tại đường Nguyễn Trãi,ữngnơicóhiệntượngtrảmặtbằngđồngloạttừđầunămgiờđỗ vinh quang Q.5 (TP.HCM), nơi được xem là phố thời trang vì có nhiều cửa hàng bán quần áo, giày dép nằm san sát nhau. Dù cận tết nhưng không khí mua sắm không quá nhộn nhịp. "Ế lắm!" là câu trả lời chung của nhiều chủ cửa tiệm khi được hỏi tình hình kinh doanh ra sao, trong khi các chương trình khuyến mãi mua sắm được tung ra như: giảm 50%, 70%, xả kho toàn bộ cửa hàng... nhưng vẫn không ăn thua.
Giảm giá thuê mặt bằng thẳng tay, chủ tiệm vẫn điêu đứng vì ‘khách hỏi rồi mất hút’
Trong khi phần lớn những mặt bằng vẫn còn bỏ trống từ đầu năm đến nay, thì hiếm hoi lắm mới có một số chỗ ở vị trí đẹp được thuê lại để kinh doanh quần áo. Gần khu vực vòng xoay Cống Quỳnh, một mặt bằng nằm trên đường Nguyễn Trãi, Q.1 (TP.HCM) trước đây kinh doanh giày dép đã được thuê lại để bán đồ tết ngắn hạn.
N.H.T, sinh viên Trường ĐH Cần Thơ, đang làm nhân viên thời vụ ở cửa hàng này, cho biết: "Trước đây chỗ này là tiệm giày, song họ bán chậm quá nên trả mặt bằng, chủ mình thuê lại để kinh doanh đồ tết. Mình mới vào làm từ ngày 13.12 đến nay, bán cũng ổn, mỗi ngày được mười mấy triệu đồng, cửa hàng mở đến khuya".
Vì sao nhiều thương hiệu rời bỏ mặt bằng ‘vàng’ ở Hồ Con Rùa?
Dù vậy, những địa điểm được thuê lại để kinh doanh cuối năm vẫn là số ít. Đầu năm nay, khu vực đường Lê Lai, Lê Lợi, đoạn gần chợ Bến Thành, cũng là địa điểm có hiện tượng trả mặt bằng hàng loạt. Đến cuối năm, tình hình vẫn không khả quan hơn dù nơi này có đông khách nước ngoài qua lại.
Tương tự, đường Đồng Khởi, Q.1 (TP.HCM), vốn được xem là con đường đắt đỏ nhất thành phố, đến nay vẫn có nhiều cửa hàng bỏ trống đang chờ người thuê lại. Anh H.N.T, nhân viên một công ty kinh doanh bánh ngọt, có mặt bằng bỏ trống trên đường Đồng Khởi, Q.1, cho biết đã được một số khách thuê lại kinh doanh, song thời gian sau họ tiếp tục trả mặt bằng. Hiện tại, công ty của anh đã lấy nơi này làm kho trữ hàng.
Hà Tuyết Phương, nhân viên môi giới bất động sản, ngụ tại Q.7 (TP.HCM), cho biết thời điểm hiện tại nhu cầu thuê mặt bằng vẫn chưa thật sự khả quan do kinh tế khó khăn, một số chủ nhà không muốn giảm giá tiền thuê dù mặt bằng đã trống khá lâu, còn phía người kinh doanh gặp khó trong việc vay vốn.
Theo Phương, giá thuê mặt bằng cuối năm ở các quận trung tâm thành phố đã giảm so với thời gian giữa và đầu năm nay, tuy nhiên vẫn ở mức cao nên số lượng mặt bằng trống còn rất nhiều.
Ghi nhận tại đường Hồ Văn Huê, Q.Phú Nhuận (TP.HCM), nơi được nhiều người đặt biệt danh là "con đường cưới" vì có nhiều studio, cửa hàng cho thuê quần áo cô dâu, chú rể, nằm san sát nhau, thời điểm cuối năm khu vực này vẫn rất im ắng. Đi dọc con đường dài gần 2 km, có hơn 20 mặt bằng đang treo bảng tìm chủ thuê lại.
Ông N.H.H (50 tuổi), chính chủ cho thuê nhà nguyên căn ở đường Hồ Văn Huê, Q.Phú Nhuận (TP.HCM), đang mướn người sửa sang, làm mới căn nhà. Ông nói trước đây cho người thuê làm tiệm áo cưới, song họ kinh doanh không thuận lợi nên đã tìm chỗ khác có giá thấp hơn.
Theo ông H., giá thuê mặt bằng ở đường Hồ Văn Huê hiện dao động từ 20 - 70 triệu đồng/tháng, tùy diện tích. "Hôm giờ có nhiều người gọi điện hỏi thăm nhưng phần lớn là môi giới bất động sản chứ không thấy khách hỏi thuê trực tiếp", ông H. chia sẻ.
Không tìm mặt bằng với giá cả phù hợp ở đường lớn để kinh doanh, anh N.T.H, chọn thuê một sạp nhỏ trong khu vực Youth Station, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1 (TP.HCM) để trưng bày sản phẩm, song song với bán hàng trực tuyến. Anh H. chia sẻ dù cận tết nhưng tình hình buôn bán không mấy phấn khởi, ngồi cả buổi sáng nhưng chưa bán được một cái áo thun.
"Khách đưa tờ 500.000 đồng nhưng không có tiền thối, phải chạy khắp nơi để đổi, tình hình chung của nguyên cái chợ này đó", anh H. than và hy vọng từ nay đến tết Nguyên đán việc mua bán khởi sắc để đón năm mới vui vẻ hơn.